Titan II Titan (dòng tên lửa)

Bài chi tiết: LGM-25C Titan II, Titan II GLV, và Titan 23G

Tên lửa Titan II

Bài chi tiết: LGM-25C Titan II

Phần lớn tên lửa Titan là tên lửa ICBM Titan II cùng với các ICBM Titan II đã được chuyển đổi làm phương tiện phóng tàu vũ trụ cho NASA. Titan II sử dụng động cơ LR-87-5, một phiên bản của động cơ LR-87, sử dụng chất đẩy hypergolic, là sự kết hợp của nitrogen tetroxide (NTO) với vai trò là chất oxy hóa cùng với Aerozine 50 (hỗn hợp 50/50 của hydrazineUnsymmetrical dimethylhydrazine (UDMH) làm nhiên liệu thay thế cho oxy lỏng và nhiên liệu RP-1 của tên lửa Titan I.

Hệ thống dẫn đường quán tính của tên lửa Titan II được chế tạo bởi AC Spark Plug. Tên lửa sử dụng máy tính điều khiển IBM ASC-15. Tuy nhiên do hệ thống này càng ngày càng khan hiếm, nó đã được thay thế bởi hệ thống dẫn đường quán tính Universal Space Guidance System (USGS) của Delco Electronics hiện đại hơn.[3] Hệ thống USGS cũng được sử dụng trên phương tiện phóng tàu vũ trụ Titan III, giúp giảm giá thành bảo trì hệ thống 72 triệu đô la mỗi năm.[4]

Chất đẩy Hypergolic

Oxy lỏng rất nguy hiểm khi sử dụng trong không gian kín, ví dụ như trong giếng phóng tên lửa, và cũng không thể lưu trữ trong thời gian dài trong bình chứa tên lửa. Một vài tên lửa Atlas và Titan I đã bị nổ và phá hủy cả giếng phóng. Martin Company đã tiến hành thiết kế loại tên lửa Titan II mới, để loại bỏ những khiếm khuyết này. Chất đẩy RP-1/Oxy lỏng được thay thế bằng chất đẩy Hypergolic mới không cần thiết bị lưu trữ siêu lạnh. Nhiên liệu hypergolic khi tiếp xúc với chất oxy hóa sẽ ngay lập tức bốc cháy, tuy nhiên, chúng cũng là những chất lỏng ăn mòn và có tích độc hại rất cao. Nhiên liệu là loại Aerozine 50, một hỗn hợp theo tỉ lệ 50/50 giữa hydrazineUDMH, và chất ô xy hóa là Dinitrogen tetroxide.

Tai nạn tại giếng phóng tên lửa

Đã xảy ra nhiều tai nạn đối với giếng phóng tên lửa Titan II gây ra thiệt hại về nhân mạng. Tháng 8 năm 1965, 53 công nhân xây dựng đã thiệt mạng tại Arkansas khi mà đường ống thủy lực của tên lửa Titan II bắt lửa từ que hàn ở cách đó một dặm đông bắc Searcy.[5] [6] Tên lửa nhiên liệu lỏng đã bị nghiêng đi do rò rỉ nhiên liệu độc hại.

Tại một giếng phóng đặt tại Rock, Kansas, ống dẫn chất oxy hóa Dinitrogen tetroxide bị vỡ vào ngày 14/8/1978.[7] Cột khói độc màu vàng cam sau đó đã khiến 200 cư dân buộc phải di tản khỏi khu vực sinh sống.[8] Chỉ huy trưởng của đội nhân viên bảo trì tên lửa đã thiệt mạng trong khi nỗ lực giải cứu, cùng với tổng cộng 20 người phải nhập viện.[9]

Một vụ việc khác xảy ra tại Potwin, Kansas dẫn đến rò rỉ Dinitrogen tetroxide vào tháng 4 năm 1980, không có tổn thất về người,[10] cơ sở này sau đó đã bị đóng cửa.

Tháng 9 năm 1980, tại giếng phóng tên lửa ICBM Titan II số 374-7 gần Damascus, Arkansas, một nhân viên kỹ thuật đã đánh rơi vật nặng 8 lb (3,6 kg) từ độ cao 70 ft (21 m), làm vỡ vỏ tầng 1 của tên lửa,[11] [12] [13] Nhiên liệu tên lửa bị rò rỉ đã phát nổ và thổi bay đầu đạn hạt nhân nặng 8.000 lb (3.630 kg) ra khỏi giếng phóng. Đầu đạn hạt nhân không bị kích hoạt và rơi xuống cách giếng phóng vài trăm feet.[14][15][16] Tổng cộng có 1 người thiệt mạng và 21 người bị thương,[17] tất cả đều thuộc đội phản ứng nhanh của căn cứ không quân Little Rock.[13][18] Vụ nổ cũng thổi bay nắp che giếng phóng nặng 740 tấn văng cao 200 ft (60 m) và tạo một miệng hố có đường kính 250 foot (76 m).[19]. Sau khi xảy ra tai nạn, tên lửa Titan II đã được lại biên dần khỏi trang bị của Không quân Hoa Kỳ.

Loại biên

54 tên lửa Titan II[20] tại Arizona, Arkansas, và Kansas[17] được thay thế bằng 50 tên lửa MX "Peacekeeper" nhiên liệu rắn giữa những năm 1980; tên lửa Titan II cuối cùng bị loại khỏi trang bị vào tháng 5 năm 1987.[21]

Phương tiện phóng Titan II

Bài chi tiết: Titan II GLV

Tên lửa đẩy Titan II nổi tiếng nhờ được sử dụng trong chương trình Gemini đưa người vào vũ trụ giữa những năm 1960 của NASA. Mười hai tên lửa đẩy Titan II GLV được sử dụng để phóng 2 tàu Gemini thử nghiệm không người lái cộng với 10 tàu vũ trụ mang phi hành đoàn 2 người. Tất cả các vụ phóng đều tiến hành thành công.

Titan 23G

Bài chi tiết: Titan 23G

Kể từ cuối những năm 1980, một số tên lửa ICBM Titan II sau khi tháo bỏ đầu đạn đã được chuyển đổi thành phương tiện phóng vũ trụ, sử dụng để phóng các tải trọng vệ tinh cho chính phủ Hoa Kỳ. Phiên bản tên lửa Titan 23G bao gồm 2 tầng đẩy, sử dụng nhiên liệu lỏng. Tầng 1 sử dụng 1 động cơ Aerojet LR87 với 2 buồng đốt và 2 miệng xả khí, tầng 2 sử dụng động cơ LR91.[22]

Đã có 13 vụ phóng tên lửa được thực hiện từ căn cứ không quân Vandenberg kể từ năm 1988.[22] Titan 23G thực hiện sứ mệnh cuối cùng vào ngày 18/10/2003, khi đó nó đưa lên vũ trụ vệ tinh thời tiết Defense Meteorological Satellite Program (DMSP).[23]

Hình ảnh

  • Titan II ICBM
  • Titan II GLV
  • Titan 23G

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Titan (dòng tên lửa) http://www.astronautix.com/t/titan.html http://www.astronautix.com/t/titan3m.html http://www.astronautix.com/t/titan5.html http://spaceflightnow.com/titan/g9/031018launch.ht... http://space.skyrocket.de/doc_lau/titan-2.htm http://antwrp.gsfc.nasa.gov/apod/ap051027.html http://nssdc.gsfc.nasa.gov/planetary/viking.html http://www.dtic.mil/dtic/tr/fulltext/u2/a007056.pd... http://www.encyclopediaofarkansas.net/encyclopedia... https://books.google.com/books?id=c8PpO58QwowC&pg=...